PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS NGỌC KỲ
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN TỨ KỲ

TRƯỜNG THCS NGỌC KỲ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngọc Kỳ, ngày 21 tháng 10 năm 2011

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS NGỌC KỲ
GIAI ĐOẠN 2010 -   2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.
-  -  -  -  -  -  -  -  -  -  -  -  -  - 

PHẦN I. MỞ ĐẦU.

Trường THCS Ngọc Kỳ được thành lập từ tháng 9/1960 lúc đó gọi là trường cấp 2. Năm học 1960 - 1961, trường chỉ có một lớp 5 với 41 học sinh của nhiều xã trong huyện đến học. Đến năm học 1962 - 1963 Trường mới chính thức tách ra học riêng. Sau nhiều năm Trường cấp 2 lại sát nhập với Trường cấp 1 trong xã gọi là Trường cấp 1 - 2 xã Ngọc Kỳ. Đến tháng 4/1993 trường cấp 1 - 2 tách ra thành trường Tiểu học và Trường THCS Ngọc Kỳ.

Trải qua nhiều năm Trường THCS Ngọc Kỳ là trường khó khăn trong huyện về cơ sở vật chất. Hiện tại nhà trường có 8 phòng học, các công trình phụ trợ ( sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh, ...), trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn. Chính vì vậy nhà trường xây dựng “Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Ngọc Kỳ giai đoạn 2010 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Ngọc Kỳ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.

 

PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC.

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (SWOT):

1. Đặc điểm tình hình:
 

1.1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh:

  1. Đặc điểm, cơ cấu đội ngũ giáo viên
  • Tổng số cán bộ - giáo viên – nhân viên: 20

+ Biên chế được giao: 21

+ Biên chế hiện có: 18

+ Hợp đồng: 02

*  Trong đó:

- Cán bộ quản lý: 02 - Trình độ: Đại học: 02

- Giáo viên: 15 trong đó:          14 Giáo viên biên chế- Trình độ:  7 Đại học; 7 Cao đẳng.

01 hợp đồng – Trình độ: 1 Cao đẳng.

- Nhân viên: 03, trong đó: 02 biên chế: 01 Kế toán -  trình độ: Đại học

                                                           01 Văn thư - trình độ : Trung cấp

                                      01 hợp đồng:  01Thư viện - trình độ: Cao đẳng

* Phân theo bộ môn

Toán         : 03

Lý             : 01

Sinh          : 01

Ngữ Văn  : 04

Sử             : 01

 

Địa            : 01

Tiếng Anh  : 02

Mĩ thuật      : 01

Thể dục      : 01

 

  1. Học sinh:

Tổng số lớp: 8

Tổng số HS: 186

1.2. Môi trường bên trong:

1.2.1. Mặt mạnh:

- Công tác quản lí của Ban Giám hiệu trường đều có kế hoạch theo tuần, tháng. Được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện khá tốt quy chế dân chủ, tính minh bạch được thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động;

- Tập thể nhiệt tình, nhiều giáo viên tận tuỵ với công việc. Nhiều giáo viên có tay nghề giỏi, đạo đức nghề nghiệp tốt; Đại đa số cán bộ - giáo viên áp dụng được công nghệ thông tin trong công tác, một số cán bộ - giáo viên - nhân viên linh hoạt trong công việc cũng như trong hoạt động; Ngay tõ ®Çu n¨m häc theo kÕ ho¹ch chØ ®¹o cña phßng Gi¸o dôc nhµ tr­êng ®· chØ ®¹o c¸c tæ chuyªn m«n ®æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc, t¨ng c­êng chØ ®¹o tèt c«ng nghÖ th«ng tin tõ ®ã thùc hiÖn kh¸ tèt viÖc ¸p dông c«ng nghÖ th«ng tin trong d¹y häc, x©y dùng ®­îc nguån häc liÖu më gióp gi¸o viªn cã nhiÒu t­ liÖu trong gi¶ng d¹y kÕt qu¶ 70% C¸n bé gi¸o viªn ®· biÕt so¹n bµi gi¶ng theo gi¸o ¸n ®iÖn tö .

- Phẩm chất đạo đức của đại đa số học sinh là ngoan, cần cù, ham thích hoạt động, nhiều em là học sinh giỏi các cấp;

- Cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, trang thiết bị chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho công tác dạy và học…

1.2.2. Mặt yếu:

- Chưa có phòng máy để triển khai học tin học tới học sinh.

- Chất lượng học sinh số học sinh có học lực trung bình, yếu kém còn cao so với yêu cầu;

- Một bộ phận học sinh còn lười học nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng.

1.3. Môi trường bên ngoài:

1.3.1. Cơ hội:

- Được sự quan tâm chỉ đạo Đảng Ủy, chi bộ và của chính quyền địa phương cùng sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể;

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Tứ Kỳ.

- Đời sống nhân dân, ý thức trách nhiệm của các bậc phụ huynh đối với con em ngày càng được nâng cao.

1.3.2. Thách thức:

- Một bộ phận nhân dân còn ỷ lại hoàn toàn vào sự giáo dục của nhà trường, tư tưởng bao cấp vẫn còn nặng nề, một số thờ ơ với việc giáo dục con em, một số bất lực trong giáo dục con cái…;

- Đại đa số đời sống nhân dân vẫn còn nghèo, thu nhập thấp và chủ yếu trông vào nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin của xã nhà chưa phát triển,

2. Các vấn đề chiến lược:

2.1. Danh mục các vấn đề chiến lược:

2.1.1. Tập trung cải tiến phương pháp dạy học.

2.1.2. Tập trung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

2.1.3. Xây dựng đội ngũ: có năng lực sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần vượt khó.

2.1.4. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục lễ giáo cho học sinh; Xây dựng trường học văn hóa.

2.2. Các nguyên nhân của vấn đề:

2.2.1. Cải tiến phương pháp dạy học đã và đang thực hiện thực tế học sinh cơ bản vẫn chưa phát huy được tính tích cực nhiều vì học sinh ít được thực hành, phương pháp cơ bản vẫn là hỏi - đáp, giáo viên hỏi học sinh trả lời.

- Điều kiện để học tập của học sinh chưa tốt, hầu hết đồ dùng của học sinh thực hành thường sử dụng trong bộ đồ dùng dạy học đồng bộ do nhà nước cấp; cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy;

- Đời sống của giáo viên còn thấp.

2.2.2. Đối với rèn kỹ năng sống:

- Hiện nay Bộ chưa ban hành chính thức các tài liệu về giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tài liệu ít nên khó khăn trong việc tổ chức;

- Một bộ phận học sinh còn thụ động trong các hoạt động.

2.2.3. Xây dựng đội ngũ có năng lực sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần vượt khó:

- Một số cán bộ - giáo viên - nhân viên ngại khó, chưa chịu khó nghiên cứu để có giải pháp giáo dục, giảng dạy cho học sinh, nhân viên không nghiên cứu kỹ chuyên môn nghiệp vụ có liên quan, chưa làm tốt công việc được giao, chưa hiểu sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, chưa tiếp cận với công nghệ thông tin…

2.3. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết:

2.3.1. Đẩy mạnh cải tiến phương pháp giảng dạy;

2.3.2. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống;

2.3.3. Xây dựng đội ngũ;

2.1.4. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục lễ giáo cho học sinh;

Xây dựng trường học văn hóa.

 

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:

1. Sứ mệnh: Giáo dục cho các thế hệ học sinh biết vượt qua mọi khó khăn, phát triển hết khả năng để trở thành người công dân có ích phụng sự cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Các giá trị cốt lõi:

-   Biết vượt mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống;

-   Kiên trì và nhẫn nại;

-   Có ứng xử tốt trong mọi tình huống;

-   Có lập trường vững vàng trước mọi thay đổi của bên ngoài;

-   Khỏe mạnh cả thể chất, tinh thần và trí tuệ;

-   Biết làm đẹp cho mình và cho người khác.

3. Tầm nhìn:

Là một trường học gần như khó khăn nhất trong huyện về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục trong nhóm thấp, do vậy nhà trường cần phải vượt qua mọi khó khăn, phải vượt lên chính mình để nâng cao chất lượng giáo dục và cải tạo cơ sở vật chất, để các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình vào nhà trường, rèn luyện học sinh trở thành những người công dân tốt…

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:

1. Mục tiêu chung:

 Trong mọi hoàn cảnh khó khăn vẫn tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương; có chất lượng giáo dục để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng. Trong khó khăn vẫn xây dựng nét Đẹp văn hóa mang âm hưởng của dân tộc kết hợp với nét đẹp hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.

          2. Chỉ tiêu:

          2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

          2.1.1. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 70%.

          2.1.2. Hơn 90% cán bộ - giáo viên - nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính: Microsoft Office Word; Excel, PowerPoint, hơn 90% có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch; Hơn 20% số giáo viên - nhân viên sử dụng dạy trực tuyến qua Internet.

          2.1.3. 80% số cán bộ - giáo viên - nhân viên có trình độ Đại học, 02 cán bộ quản lý có bằng trung cấp chính trị.

          2.1.4. Phấn đấu trên 80% cán bộ, giáo viên, công nhân viên là đảng viên.

          2.1.5. 100% cán bộ - giáo viên - nhân viên không vi phạm pháp luật, Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Không để xảy ra tình trạng gửi đơn thư vượt cấp.

          2.1.6. Phấn đấu đến năm 2015 trường đứng thứ từ 15-18 trong tổng số 27 trường THCS thuộc phòng Giáo dục - Đào tạo quản lý.

2.2. Học sinh:

2.2.1. Qui mô:   + Lớp học:  Duy trì 8 lớp .

+ Học sinh:  ≤ 200 học sinh.

2.2.2. Chất lượng học tập:

+ Trên 10% học lực giỏi; Trên 45% học lực khá.

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 5%;  không có học sinh kém. Lên lớp sau khi thi lại: 98%.

+ Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS ≥ 95%. HS đỗ vào THPT ≤ 18/27  trường trong huyện.

+ Học sinh giỏi huyện đạt 7 giải trở lên hàng năm.

2.2.3. Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống:

+ Chất lượng đạo đức:  Hơn 95% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

+ 98% học sinh biết vượt mọi khó khăn để đến trường; 40% số học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống.

+ Mỗi năm phát động quyên góp 500.000đ đến 1 triệu đồng (bằng tiền mặt và hiện vật quy đổi thành tiền) để xây dựng các công trình nhân đạo.

2.3. Cơ sở vật chất :

2.3.1. Duy trì Thư viện đạt chuẩn: Mua bổ sung sách các loại đảm bảo tiêu chí số lượng, chủng loại sách; Sửa phòng Thư viện, bổ sung tủ Thư viện và hệ thống bảng biểu cần thiết trong phòng Thư viện; Mua bổ sung sách hàng năm cho Thư viện.

2.3.2. Trang bị bàn, ghế các phòng học đảm bảo đúng quy định, thay thế các bàn, ghế cũ 04 chỗ ngồi.

2.3.3. Mua máy tính, máy chiếu, kết nối mạng Internet để cán bộ - giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học.

2.3.4. Mua bộ âm thanh, loa đài phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2.3.5. Mua thêm tủ, giá phòng Thiết bị, mua bổ sung thiết bị hàng năm.

2.3.6. Xây dựng hệ thống bảng chống lóa, hệ thống bảng biểu, nội qui trong các phòng học sinh.

2.3.7. Xây dựng ít nhất 01 phòng bộ môn trang bị đủ bàn, ghế và các thiết bị khác trong phòng bộ môn.

2.3.8. Tham mưu với chính quyền để hoàn thành qui hoạch tổng thể nhà trường trước hết xây dựng nhà Hiệu bộ, các phòng chức năng mới, lán xe, học sinh, giáo viên. Sau đó xây nhà hiệu bộ, nhà chức năng, nhà đa năng v.v…

2.3.9. Xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp - an toàn.

2.3.10. Xây dựng Logô và biểu tượng văn hóa, tinh thần của nhà trường, xây dựng tường bao, cổng trường.

2.3.11. Xây đựng công trình vệ sinh học sinh đúng tiêu chuẩn.

2.3.12. Làm cổng trường mới.

2.3.13. Lắp hệ thống nước sạch.

3. Khẩu hiệu và phương châm hành động :

- Khẩu hiệu: THCS Ngọc Kỳ, niềm tin của mọi thế hệ học sinh.
          - Phương châm hành động: Chất lượng giáo dục, hiệu quả các phong trào và sự hòa nhập của học sinh là bộ mặt của nhà trường.

 

PHẦN III. CHƯƠNG TRèNH HÀNH ĐỘNG

  1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:

1.1. Thực hiện kế hoạch giáo dục.

          1.1.1. Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

- Thực hiện đúng  biên chế thời gian năm học của Bộ GD & ĐT và UBND tỉnh Hải Dương.       

- Thực hiện đúng phân phối chương trình và tài liệu chuẩn kiến thức.

-  Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên dạy Tiếng Anh, tăng cường các kĩ năng nghe, nói của học sinh.

- Tổ chức ngoại khoá trong đó kết hợp thi hùng biện bằng Tiếng Anh.

- Thực hiện tốt dạy chủ đề tự chọn bám sát và nâng cao theo từng đối tượng
HS.

- Thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo đúng các chủ đề theo mỗi tháng với thời lượng 2 tiết tháng và tích hợp nội dung vào môn Giáo dục công dân ở các chủ đề về đạo đức và pháp luật.

- Thực hiện ít nhất 01 ngoại khoá môn Ngữ văn / năm học.

- Thực hiện đúng 9 tiết / năm học đối với môn Giáo dục hướng nghiệp.

- Khuyến khích học sinh tham gia các lớp học nghề, phấn đấu 90 % học sinh khối 8,9 tham gia học nghề.

- Tiếp tục giáo dục về luật và văn hoá giao thông, tuyên truyền biện pháp phòng chống ma tuý tệ nạn xã hội.

- Thực hiện nghiêm túc tiết sinh hoạt tuần cuối của tháng dành cho sinh hoạt Đoàn -  Đội.

- Thực hiện tốt giáo dục giới tính, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,

- Tuyên truyền giáo dục  về tai nạn điện, đuối nước, cháy nổ…

- Tích cực tham gia các hội thi tuyên truyền giáo dục theo các chủ đề do các tổ chức, đoàn thể phối hợp triển khai.

- Vận động phụ huynh và học sinh tham gia các loại hình bảo hiểm.

- Thực hiện tốt  nội dung giáo dục địa phương và giáo dục bảo vệ môi trường.

1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

a. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học , phối hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học .

- Học sinh đa dạng các hình thức học tập: Học nhóm, học chuyên đề, thực hành ngoại khoá…

- Thực hiện dạy học theo hướng phân hoá đối tượng học sinh: Giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch dạy học khác nhau với từng đối tượng học sinh.

- Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém; dạy thêm phải có kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu, kiểm tra đánh giá kết quả theo định kì.

- Mỗi cá nhân, mỗi tổ bộ môn, nhà trường thực hiện ít nhất một hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hoặc quản lí giáo dục.

- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, động viên khen thưởng các cá nhân, tập thể đạt thành tích…

- Dự giờ: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: dự ít nhất 02 tiết /tuần; Tổ trưởng: dự ít nhất 04 tiết /Giáo viên/năm học; Giáo viên: dự ít nhất 01 tiết/02 tuần.

-  Phát huy tác dụng tối đa của phòng bộ môn.

-  Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn.

- Khuyến khích giáo viên  ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học soạn giáo án bằng máy vi tính.

- Tổ chức hội thi bài giảng điện tử 02 đợt / năm học.

          b. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá

          - Kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra thực hành đối với những môn có thực hành. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề và kiểm tra đề trước khi kiểm tra học sinh. Bồi dưỡng giáo viên về kĩ năng bỉên soạn đề và đáp án.

          - Thực hiện việc đánh giá bằng nhận xét đối với các môn Thể dục, âm nhạc, mĩ thuật.

          - Kiểm tra miệng không nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ, có thể kiểm tra trong suốt tiết học.

          -  Môn Giáo dục công dân: Giáo viên bộ môn kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm với theo dõi sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh.

          -  Môn Văn, Lịch sử, Địa lý hạn chế kiểm tra đánh giá theo ghi nhớ máy móc mà khuyến khích ra loại đề mở đòi hỏi học sinh phải tổng hợp kiến thức kĩ năng để làm bài.

          - Tăng cường ra đề kiểm tra 01 tiết trở lên theo hình thức chẵn, lẻ; Thực hiện nghiêm túc ghi nhận xét bài làm của học sinh.

          c. Tăng cường quản lí đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá.

          -  Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cần tăng cường các hoạt động trao đổi, thảo luận theo các chuyên đề, nâng cao hiệu quả thực sự của dự giờ giáo viên…

          - Triển khai thi cả 04 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết đối với bộ môn Tiếng anh, thi thực hành đối với môn Vật lí, Hoá, Sinh trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện.

1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

- Giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội do địa phương tổ chức, tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị. Tổ chức các buổi nghe thời sự, học tập nghị quyết, chuyên đề, tham quan, dã ngoại cho giáo viên…

- Khuyến khích giáo viên tự học và tham gia các lớp học tập để tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao.

- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường 02 đợt/năm, tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

- Giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý không được (hút thuốc, uống rượu, bia, nghe, trả lời bằng điện thoại di động) khi đang dạy học hoặc đang tham gia các hoạt động giáo dục ở trường.

- Thực hiện đánh giá cán bộ - công chức cuối năm học theo Luật cán bộ - công chức đúng thực chất ( Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010).

- Đánh giá giáo viên theo chuẩn giáo viên THCS, đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng THCS.

- Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong quản lí giáo dục toàn diện học sinh; Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác tư vấn học đường.

- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên và cán bộ quản lý.

1.3. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

- Mỗi cán bộ - giáo viên tự làm ít nhất 01 đồ dùng dạy học trong năm học,

-  Sửa chữa, bảo trì các máy tính hiện có để phục vụ tối đa cho việc dạy học.

- Khai thác triệt để đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng có hiệu quả các máy chiếu đa năng.

- Kiểm kê, phân loại các đồ dùng đã xuống cấp, hỏng hóc…Mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học. Thực hiện đầy đủ các tiết thí nghiệm thực hành quy định trong chương trình, bảo đảm cho tổ chức thực hành đối với các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học…

- Đưa hoạt động Thư viện vào nề nếp, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, củng cố, bổ sung các đầu sách theo tiêu chuẩn thư viện đạt chuẩn.

- Tăng cường thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực để xây dựng nhà trường xanh -  sạch - đẹp, an toàn. Xây dựng môi trường sư phạm thật sự lành mạnh để thu hút học sinh đến trường.

-   Quan tâm bồi dưỡng học sinh khá, giỏi khối 6, 7, 8, 9 tạo điều kiện để học sinh thi trường, thi huyện đạt kết quả cao.

1.4. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục

- Duy trì, củng cố kết quả phổ cập THCS các năm trước.

- Quản lí, lưu trữ hồ sơ phổ cập. Coi trọng điều tra cơ bản, thống kê kết quả hàng năm theo đúng quy định.

- Phối hợp với phụ huynh để phụ đạo học sinh yếu, kém nhằm giảm tỉ lệ học sinh lưu ban.

- Duy trì sĩ số 99,5%

- Ứng dụng công nghệ thông tin để lập hồ sơ phổ cập.

1.5. Tăng cường công tác quản lí giáo dục THCS

          - Quản lí tốt việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục. Xây dựng kế hoạch cụ thể sát thực tế có tính khả thi.

          - Củng cố kỉ cương, nề nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, thi, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng. Thực hiện đúng hướng dẫn về học thêm, dạy thêm…

          - Tham gia đầy đủ cỏc đợt sinh hoạt chuyờn mụn theo cấp cụm, huyện.

          - Thực hiện tốt việc quản lí các loại hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo điều lệ của trường THCS…

          - Sắp xếp thời khóa biểu hợp lí, ưu tiên cho giáo viên nữ có con nhỏ, giáo viên ở xa…

          - Thường xuyên tổng hợp đánh giá kết quả khảo sát chất lượng học sinh, so sánh với những lần khảo sát trước để có biện pháp điều chỉnh.

          - Chấp hành nghiêm túc quy định về việc sử dụng văn bản điện tử (theo Công văn số 02/PGD ĐT- THCS ngày 01/8/2010).

          - Thực hiện tốt 3 công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá.

1.6. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra hoạt động dạy học

- Triển khai nghiệp vụ kiểm tra của đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên và đánh giá chất lượng trường THCS theo Hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với 100% giáo viên. Kiểm tra chuyên đề đối với cán bộ làm công việc khác trong nhà trường.

- Phân công các tổ phối kết hợp với ba giám hiệu để kiểm tra cán bộ, giáo viên. Dùng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp loại giáo viên trong năm học.

- Tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên học tập Thông tư 30/2009/TT-  BGD&ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về cđánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể theo tuần, tháng và thực hiện đánh giá kết quả cán bộ, giáo viên theo chỉ đạo, hướng dẫn của Thông tư số 30.

1.7. C«ng t¸c thi ®ua, khen th­ëng

- Nhµ tr­êng phèi kÕt hîp chÆt chÏ cïng C«ng ®oµn vµ c¸c tæ chøc quÇn chóng x©y dùng khèi ®oµn kÕt, tÝch cùc, chñ ®éng tæ chøc tèt c¸c ®ît thi ®ua trong nhµ tr­êng ®¶m b¶o d©n chñ, c«ng b»ng trong thi ®ua.

- Thùc hiÖn c¸c v¨n b¶n hiÖn hµnh cña nhµ n­íc vÒ thi ®ua.

- §¸nh gi¸  chÝnh x¸c, kh¸ch quan c¸c s¸ng kiÕn kinh nghiÖm, s¸ng kiÕn c¶i tiÕn kÜ thuËt.

- Coi träng tiªu chÝ ®¸nh gi¸ th«ng qua ®èi chiÕu, so s¸nh chÊt l­îng ®Çu vµo ( ®Çu ra).

1.8. Tổ chức thực hiện

*. Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo chung mọi hoạt động trong nhà trường.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó Hiêụ trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm như điều lệ trường THCS, THPT cú nhiều cấp học ...

-   Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá và phân công kiểm tra cho các bộ phận.

*. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động theo kế hoạch đó xõy dựng dưới sự lónh đạo, chỉ đạo của Hiêụ trưởng và cơ quan liên quan cấp trờn.

*. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Trước hết phải xác định: Xây dựng đội ngũ cán bộ - công chức là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ - giáo viên - nhân viên chứ không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, nó có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại của việc thực hiện “Chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ giai đoạn 2010 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.

2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi hạn chế trung bình hoặc trung bình non; Biết sử dụng thành thạo máy vi tính: Microsoft Office Word; Excel, PowerPoint, 100% có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch; 100% cán bộ - giáo viên - nhân viên thiết kế được blog; 20% số giáo viên, nhân viên sử dụng dạy trực tuyến qua Internet, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ….Có tinh thần đồng đội, cầu tiến, có tình thân ái, biết vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên, biết sẻ chia, nhường nhịn, có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, biết nhận lỗi và sửa sai khi phạm lỗi, phê và tự phê bình phải dựa trên lợi ích chung, không đem ý kiến cá nhân vào đánh giá -   góp ý. Đặc biệt tránh mọi biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch, giải quyết có tình có lý…. Sống phải có tâm có đức và có động cơ tốt vì sự nghiệp chung của nhà trường. Phấn đấu 100% cán bộ - giáo viên - nhân viên đến trường đều cảm thấy “trường là tổ ấm, là ngôi nhà thứ hai của mình”. Cần loại bỏ ra khỏi trường những trường hợp không có phẩm chất đạo đức, không có chí tiến thủ, không tận tâm với công việc hoặc năng lực chuyên môn nhiều năm liền yếu kém bằng nhiều hình thức như: chuyển làm công tác khác, hủy hợp đồng, cho chuyển công tác, cho thôi việc…

2.2. Tăng cường giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng giao tiếp, nói năng thông qua việc chỉ định trả lời một số nội dung cơ bản, gần gũi trong các luật, điều lệ, thông tư… của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các văn bản của nhà trường, của Trung ương để giáo dục nhận thức cho cán bộ - giáo viên - nhân viên. Tổ chức xen kẽ các buổi họp hội đồng với các tiết mục văn nghệ với tinh thần “Hát cho nhau nghe”, trao đổi những tình huống ứng xử sư phạm và ứng xử trong cuộc sống nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm… hướng tới mọi cán bộ - giáo viên - nhân viên trường THCS Ngọc Kỳ đều có đủ nhân cách, có uy tín trong học sinh và cộng đồng. Phấn đấu 100% cán bộ - giáo viên - nhân viên không vi phạm pháp luật và không có cha, mẹ con em vi phạm pháp luật. Góp phần xây dựng một trường học thân thiện, dân chủ trong khuôn khổ của pháp luật… Nghiêm khắc với những người lợi dụng dân chủ để quấy rối như gửi đơn thư thắc mắc nhiều lần và kéo dài, gửi liên tục… Cương quyết chống lại các biểu hiện gây mất đoàn kết nội bộ, biểu hiện bè phái, cục bộ, tung tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của cán bộ - giáo viên - nhân viên, học sinh và uy tín của nhà trường. Xây dựng phong cách làm việc công nghiệp trong từng hoạt động và trong mỗi cán bộ - giáo viên - nhân viên, trước hết là trong hội họp và sinh hoạt.

2.3. Tăng cường chăm lo tới đời sống của cán bộ - công chức theo đúng chế độ chính sách hiện hành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để có tiền tăng thu nhập ở cuối năm ngân sách. Tham mưu với hội Cha mẹ học sinh thưởng cho cán bộ - giáo viên - nhân viên có thành tích nổi trội. Thực hiện tốt chế độ làm việc của cán bộ - công chức, phát huy tối đa năng lực sở trường của mỗi cán bộ - giáo viên - nhân viênkhông phân biệt bằng cấp, hợp đồng hay biên chế

2.4. Tăng cường chỉ đạo đội ngũ nhân viên để nâng cao hiểu biết xã hội, mở rộng kiến thức, hiểu biết pháp luật, cập nhật thông tin của đất nước, thế giới nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong để giúp cán bộ - giáo viên - nhân viên tránh xa ngã trước mọi cám dỗ, góp phần đưa nhà trường tiến lên.
          Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn.

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, Các đoàn thể (Phối hợp và chia sẻ trách nhiệm), thanh tra nhân dân.

3. Giúp cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản:

Xác định ý nghĩa: Học sinh có kỹ năng sống sẽ giúp cho các em biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và có bản lĩnh trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

- Tổ chức sưu tầm các tài liệu về: Kỹ năng làm chủ cuộc sống; Kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng phòng chống nghiện hút các chất ma túy; Kỹ năng làm chủ trong học tập: Tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập; Kỹ năng giao tiếp và hội nhập; Kỹ năng định hướng nghề nghiệp (Hướng học và hướng nghề) sau khi tốt nghiệp phổ thông THCS, xây dựng các bộ câu hỏi và trả lời về tình huống và các nội dung cần học tập. Tăng cường giáo dục giới tính và giáo dục bảo vệ môi trường…

- Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống với các phương án phù hợp và linh động như: dạy lồng ghép, dạy trong tiết học ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt đội, rung chuông vàng… Có biện pháp kiểm tra, giám sát cả dạy của thầy và học của trò.

- Tổ chức các hoạt động dã ngoại để thăm quan và học tập, tạo tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết (GV là người quan sát, theo dõi và rút ra định hướng cho học sinh…). Kích thích sáng tạo qua những nội dung thi như “Thi ý tưởng sáng tạo”, “Nhìn tranh đặt lời”, “Đặt lời bình cho bức tranh”…

- Phát động các cuộc quyên góp ủng hộ và phong trào tương thân tương ái trong GV và học sinh.

Người phụ trách:

-   Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách.
          -   Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách thực hiện, y tế - chữ thập đỏ…Đoàn Thanh niên và công đoàn.

4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Xác định ý nghĩa: Cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng dạy – học, chất lượng giáo dục…

4.1. Từng bước tham mưu với địa phương làm đường vào trường, tham mưu với các cấp quản lý giáo dục và phòng tài chính đầu tư xây dựng thêm phòng học và khu hiệu bộ. Tiếp tục mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ khác, từng bước đưa các phương tiện hiện đại vào giảng dạy, xây dựng sân chơi bãi tập... Tiếp tục xây dựng và duy trì tủ sách dùng chung, tủ sách chuyên đề, tủ sách pháp luật, phát động phong trào ủng hộ truyện trong giáo viên và học sinh. Tổ chức kết nối internet và mạng Lan; Tiến tới thuê chuyên gia về để thiết kế quy hoạch trường (nếu cấp trên cấp kinh phí và cho phép) nhằm tránh tình trạng xây dựng không có quy hoạch hoặc quy hoạch không phù hợp dẫn đến xây rồi phá bỏ gây thất thoát tiền bạc của nhân dân và nhà nước

4.2. Có kế hoạch bảo quản, tu sửa kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát - hư hỏng - thất thoát - tẩu tán các loại tài sản, bên cạnh đó chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài sản công và chống cung cách quản lý và làm việc kiểu “cha chung không ai khóc”. Quy trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách cụ thể, có biện pháp xử lý mạnh mẽ như: bồi thường, thu hồi, xử lý hành chính, xử lý công chức, cắt hợp đồng lao động… đối với những cán bộ - giáo viên - nhân viên vi phạm. Tài sản dù hết hạn sử dụng (theo quy định của pháp luật) nhưng xét thấy vẫn sử dụng được, Hiệu trưởng vẫn quyết định cho sử dụng. Tuyệt đối tránh biểu hiện phung phí, đòi hỏi ở một số bộ phận cán bộ - giáo viên - nhân viên…

Người phụ trách:

Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, Bộ Phận tài vụ.

Thực hiện: Bộ phận tài vụ, bộ phận công nghệ thông tin, Tổ bảo vệ, bộ phận thư việ - Thiết bị, giáo viên chủ nhiệm các lớp.

5. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:

Xác định ý nghĩa: Trong thời đại ngày nay, ước tính cứ hai, ba năm tri thức nhân loại tăng lên gấp đôi, do đó nhà trường không thể nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà chủ yếu hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu… Vì vậy không thể thiếu Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học ngày nay.

5.1. Kết nối Internet cho tất cả các máy tính trong phòng máy, đảm bảo có 1 máy trạm để tiện quản lý, tổ chức cho giáo viên lên mạng tìm tài liệu; Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy.

5.2. Tổ chức hướng dẫn tạo blog - Email, tổ chức thí điểm dạy học trực tuyến trên Internet, hướng dẫn sử dụng Email các phần mềm hỗ trợ khác. Tổ chức hướng dẫn sử dụng bảng tương tác thông minh.

5.3. Xây dựng quy chế quản lý hộp thư điện tử và sử dụng Internet, tăng cường chỉ đạo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm bớt hội họp và kinh phí in ấn…Các thông tin, bài viết, tài liệu đã được đăng tải trên blog văn bản của nhà trường, trên website chính thức của trường hoặc gửi qua email sẽ được coi là tài liệu chính thức, các văn bản này sẽ không ban hành cho cán bộ - giáo viên - nhân viên ở trường. Dần tiến tới liên hệ với phụ huynh qua điện thoại, qua email khi có điều kiện.

5.4. Tiến tới hướng dẫn sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, cài đặt ở tất cả các máy (Đồng bộ trên các máy của trường và các máy ở gia đình giáo viên) nhằm tránh tình trạng vi phạm bản quyền và tăng độ tương thích khi sử dụng.

5.5. Tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh mạng.

5.6. Nhanh chóng đưa vào sử dụng phần mềm VMIS-  EMIS , gồm các phân hệ: Quản lý tài sản, quản lý tài chính, quản lý học sinh (Kể cả sổ điểm), quản lý chuyên môn (kể cả xếp thời khóa biểu), quản lý công chức, quản lý thư viện, quản lý thiết bị. Tập huấn và phân quyền truy cập phần mềm cho toàn bộ cán bộ, nhân viên.
          Người phụ trách:

Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách.

Thực hiện: Phó Hiệu trưởng, bộ phận công nghệ thông tin, bộ phận tài vụ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Tổ chuyên môn.

6. Công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức cán bộ:

Xác định vai trò: Chỉ thị 40/CT - TW của ban bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” được coi là khâu then chốt quyết định đến sự thành công hay không thành công của một trường học, vì vậy đòi hỏi cần có các yếu tố sau:

6.1. Phẩm chất đạo đức - tác phong của cán bộ quản lý:

Cán bộ quản lý (Từ tổ phó chuyên môn trở lên, trưởng các bộ phận, các ban, các đoàn thể) phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, của chi bộ, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành và của trường, có tầm nhìn rộng, có tâm-  đức -   tài; giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ; Có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng đội ngũ, thu hút người tài, sử dụng đội ngũ có hiệu quả…có tác phong làm việc công nghiệp và khoa học, biết đón đầu trong mọi công việc. Cán bộ quản lý phải là người không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ mặc lợi ích tập thể.

6.2. Xây dựng hệ thống các quy định: Tiến tới xây dựng hệ thống các văn bản, các quy chế - quy định - nội quy… của cơ quan với yêu cầu: Các quy định phải hợp chuẩn theo thông tư số 12/TT-  BGD&ĐT ngày 12/5/2009 về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá Chất lượng giáo dục trường THCS, phù hợp với các văn bản pháp luật; Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân, tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở…Đặc biệt phải xây dựng ngay quy chế xử lý các trường hợp chuyên môn-  tay nghề nhiều năm yếu kém, không tiến bộ hoặc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm giờ giấc, vi phạm quy định của nhà trường, của ngành ( với các hình thức như kiểm điểm, đưa ra hội đồng kỷ luật…chuyển công tác khác, buộc thôi việc, hủy hợp đồng lao động…) theo đúng quy định của nhà trường và pháp luật. Xây dựng hệ thống các quy trình làm việc nhằm tránh tình trạng thiếu xót khi thực hiện.
          - Tổ chức cho tổ văn phòng xây dựng kế hoạch tác nghiệp cho toàn năm.
          - Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm của nhà trường như: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định sử dụng tài sản công, quy định sử dụng email và Internet, quy định xếp loại công chức, quy trình đánh giá - xếp loại hạnh kiểm…

6.3. Kiện toàn cơ cấu tổ chức trong nhà trường:

- Thành lập các bộ phận Thư viện - thiết bị; Bộ phận Tài vụ; Bộ phận chuyên môn, Bộ phận kiểm định, bộ phận công nghệ thông tin.

- Thành lập các ban và các hội đồng tư vấn như: ban tổ chức cán bộ; ban tuyển sinh, Ban kiểm tra, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và một số các ban khác.

Tất cả các ban, các hội đồng đều phải có quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động, có báo cáo sơ kết, tổng kết…

6.4. Tăng cường chỉ đạo công tác văn thư - lưu trữ, tài chính, tài sản:
          6.4.1. Văn thư lưu trữ:

Công tác văn thư lưu trữ được coi hết sức quan trọng, đây là “bảo tàng” của cơ quan, là nơi kho lưu trữ cho những thế hệ sau nghiên cứu, vì vậy công tác văn thư lưu trữ và người phụ trách văn thư lưu trữ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
          a) Người phụ trách văn thư lưu trữ: Ngoài các quy định về phẩm chất chính trị, lối sống còn đòi hỏi: Tính kiên trì, cẩn thận, khoa học, nhanh nhẹn, hoạt bát, thạo về tin học… Phụ trách văn thư lưu trữ phải có tầm hiểu biết rộng, nắm được toàn bộ các hoạt động của nhà trường, nắm rõ pháp luật, quy định, quy chế, quy trình của mỗi đầu công việc

b)Với công tác văn thư lưu trữ:

- Ban hành văn bản đúng thể thức, đúng quy trình. Mọi văn bản đều lưu trữ cẩn thận, dễ tìm, dễ kiểm tra, dễ tra cứu.

- Lưu trữ hồ sơ đầy đủ (hồ sơ chuyên đề, hồ sơ học sinh, hồ sơ cán bộ - công chức). Đảm bảo bí mật trong cơ quan nhà nước và theo quy định của Pháp luật.
          - Đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Thông tin luôn được cập nhật thường xuyên. Xây dựng hệ thống lưu trữ khoa học, tiếp tục duy trì trang blog văn bản của nhà trường.

Áp dụng phương pháp lưu trữ bằng các liên kết ngay trong máy tính, hoàn chỉnh các loại hồ sơ lưu trữ.

- Xây dựng thư viện văn bản pháp quy sử dụng trong nhà trường và thư viện văn bản của nhà trường theo từng năm.

6.4.2. Tài chính: Công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai trong mua sắm, minh bạch trong các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, kiểm kê, chi trả chế độ…

6.4.3. Tài sản:

- Đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất mát hư hỏng, phòng chống có hiệu quả cháy nổ và bảo đảm an toàn, an ninh trật tự.

- Thanh lý tài sản phải công khai, minh bạch, đúng quy trình. Những tài sản còn sử dụng được (dù đã hết khấu hao) vẫn được đưa vào sử dụng.

6.5. Chỉ đạo sát sao chặt chẽ trong công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm:

- Chỉ đạo chặt chẽ trong công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm: Hoàn thiện các văn bản, các kế hoạch, các quy định về công tác này với phương châm: giáo dục là chủ yếu, ngăn ngừa là quan trọng nhưng cũng không loại trừ các biện pháp xử lý quyết liệt, nghiêm khắc nhằm xây dựng nhà trường thành một cộng đồng trong sạch;

- Ngăn ngừa có hiệu quả các hiện tượng nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân và cấp dưới.

- Triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, trong sử dụng tài sản, trong việc sử dụng điện, máy móc và các thiết bị khác. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên như nước, tài nguyên công nghệ thông tin, tài nguyên tri thức, chất xám, tài nguyên con người…

Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể.

7. Xây dựng trường học văn hóa-  an toàn:

- Quy hoạch các khu vực để bồn hoa, cây cảnh, đảm bảo có tính thẩm mỹ; đầu tư hệ thống tưới cây.

- Thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh trường lớp. Xây dựng phòng học đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Đảm bảo mọi đồ dùng, thiết bị đều gọn gàng, có tính thẩm mỹ, sạch sẽ, ngăn nắp.

- Mọi chỗ, mọi nơi đều phải có khẩu hiệu giáo dục, xây dựng nội quy tất cả các phòng (kể cả nhà vệ sinh và nhà để xe…)

- Tổ chức lựa chọn đồng phục của học sinh và giáo viên - nhân viên với yêu cầu: rẻ, tiết kiệm, phù hợp với sứ mệnh của nhà trường.

Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn.

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể.

8. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

Xác định ý nghĩa: Nguồn lực là một trong những yếu tố không thể thiếu để tổ chức các hoạt động. Đặc biệt là nguồn lực thông tin, có thể ví “Nhà trường là một cơ thể sống thì thông tin là máu và hệ thống thông tin hai chiều là hệ thần kinh của nó”.

- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.

+ Nguồn lực tài chính: Từ ngân sách Nhà nước.

Ngoài ngân sách: Từ quỹ hội Cha mẹ học sinh, nguồn đóng góp của giáo viên, nguồn ủng hộ của học sinh, tài trợ từ các đoàn thể. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực huy động được các doanh nghiệp. Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình sử dụng.

Kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính cho trường, lời kêu gọi được đăng tải trên blog và trang Web. Sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khi được tài trợ.

+ Nguồn lực vật chất: Tranh thủ hỗ trợ vật chất từ địa phương, tranh thủ kinh phí không tự chủ từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí hỗ trợ đồ dùng dạy học, trang thiết bị khác của Sở Giáo dục-  Đào tạo, của Phòng Giáo dục và Đào Tạo…

+ Nguồn nhân lực: Tăng cường xây dựng bầu không khí đoàn kết, cởi mở, tạo mọi cơ hội cho cán bộ - giáo viên - công chức phát huy hết khả năng của bản thân, đó cũng là một chính sách thu hút nhân lực ở nơi khác đến cống hiến cho sự nghiệp giáo dục xã nhà. Động viên kịp thời, khích lệ nêu gương. Đưa và cập nhật thông tin kịp thời gương người tốt việc tốt lên trang web và blog của trường.

+ Nguồn lực thông tin

- Nắm bắt kịp thời các nguồn thông tin khác nhau, chọn lọc và xử lý kịp thời.

- Các báo cáo, văn bản và các dữ liệu lưu trữ khoa học được đăng tải kịp thời bằng các hình thức khác nhau như đưa lên mạng để chia sẻ thông tin, đưa lên trang web, blog để lấy ý kiến của đông đảo nhân dân

- Đảm bảo thông tin hai chiều được thông suốt, không bị ách tắc ở bất kỳ khâu nào. Phát huy tác dụng của các trang web và blog đã tạo ra.

 - Cẩn trọng trong phát ngôn, mọi thông tin về nhà trường phải thực hiện theo đúng thông tư số 09/2009/TT-  BGD&ĐT ngày 07/5/ 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân (1 năm học 2 lần vào tháng 9 và tháng 6). Chỉ có Lãnh đạo nhà trường mới được phổ biến các chủ trương, đường lối và kết quả của trường ra phương tiện thông tin đại chúng.

Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể, toàn bộ cán bộ - giáo viên - nhân viên.

9. Xây dựng thương hiệu:

Xác định ý nghĩa: Trong công cuộc hòa nhập với thế giới và xu thế toàn cầu hóa, giáo dục cũng là một dịch vụ, bởi vậy thương hiệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng.

9.1. Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
          - Xác lập tín nhiệm thương hiệu của từng cán bộ giáo viên, nhân viên đối với học sinh và Phụ huynh học sinh: mỗi cán bộ - giáo viên - nhân viên phải có 1 câu tuyên ngôn và một hình ảnh được treo trang trọng ở các nơi dễ nhìn. Giáo viên, nhân viên phải thường xuyên thực hiện câu tuyên ngôn này; Sắp xếp lớp học theo khả năng và trình độ của học sinh để có thể giúp đỡ, rèn luyện học sinh, giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.

9.2. Tổ chức tuyển chọn logo, biểu trưng của nhà trường và biểu tượng văn hóa (linh vật)…. Quảng bá logo và biểu tượng, thương hiệu, hình ảnh trên mạng Internet và từ đó quảng bá ra toàn thế giới.

9.3. Đưa tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, các mục tiêu chiến lược lên những nơi dễ nhìn, dễ thấy…

Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng,

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể. Giáo viên Thể dục, Mỹ thuật, âm nhạc

 

 

 

 

PHẦN IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

 

  1. Chất lượng  2 mặt giáo dục.

Giai đoạn

Học lực

Hạnh kiểm

HS giỏi huyện, tỉnh

HS thi vào THPT

Giỏi %

Yếu %

Tốt  %

TB %

Yếu %

2010-  2011

10        11

5

50          60

10       8,0

0

3        5

>35%

2011-  2013

11        12

4,4

60         70

7,8        7,0

0

4         6

> 40%

2013-  2015

12        13

3,4

50         60

6,5        5

0

5          10

> 50%

  1. Trình độ cán bộ - giáo viên

Giai đoạn 2010 – 2011:

+ Đạt chuẩn: 100%

+ Trên chuẩn: …… có 9/20 = 45%

+ Học bồi dưỡng nâng cao chuẩn: 1

Giai đoạn 2011 – 2013:

+ Đạt chuẩn: 100%

+ Trên chuẩn: 10/20= 50%

+ Học BD nâng cao chuẩn: 1

Giai đoạn 2013 – 2015:

 + Trên chuẩn: 12/19 = 63,2%

3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy & học:

          Giai đoạn 2010 – 2011:

- Duy trì thư viện đạt chuẩn: Mua bổ sung sách các loại, tủ đựng sách, sửa phòng thư viện, bảng biểu phòng thư viện theo quy định.

-  Mua tủ, giá, bổ sung thiết bị hàng năm.

- Xây dựng phòng học bộ môn,

- Mua bổ sung máy tính, máy chiếu, kết nối Internet, đàn…

- Mua bàn, ghế HS, bảng chống loá..

- Xây tường bao

          Giai đoạn 2011 – 2013:

          - Mua bổ sung bàn, ghế HS, bảng chống loá, bàn GV, đài dạy T.anh

- Xây dựng nhà Hiệu bộ, các phòng chức năng.

- Mua bổ sung sách, thiết bị.

- Lắp hệ thống nước sạch

          Giai đoạn 2014 – 2015:

          - Mua bổ sung bàn, ghế HS

          - Mua bổ sung sách, thiết bị

          Giai đoạn 2015 – 2020:

          - Xây dựng công trình vệ sinh học sinh

          - Bổ sung các hạng mục trường chuẩn quốc gia

          4. Công tác xã hội hoá giáo dục - Huy động hỗ trợ vật chất cho nhà trường.

          Giai đoạn 2010 – 2011:

          - Sửa chữa mái khu 6 phòng học.

          - Sửa hệ thống điện trong nhà trường, các lán xe.

          - Sửa bàn, ghế HS, GV.

          - Đóng mới bàn HS.

          - Mua quạt treo tường cho các lớp

          - Mua ghế đá.

          - Bổ sung, sửa chữa thiết bị âm thanh.

          Giai đoạn 2011 – 2013:

          - San sân thể dục

          - Làm nhà hiệu bộ

          - Sửa chữa hệ thống điện

          - Sửa chữa bàn, ghế cũ 2 chỗ ngồi.

          Giai đoạn 2013 – 2015:

          - Làm cổng trường

          - Sửa chữa điện

          - Sửa chữa bàn, ghế.

          - Xây dựng công trình vệ sinh học sinh

 

PHẦN V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

          1. Bản chiến lược là căn cứ pháp lý để tất cả các bộ phận các đoàn thể, tổ chuyên môn, các cá nhân xây dựng kế hoạch hàng năm; Đồng thời đây cũng là cơ sở để đánh giá xếp loại công chức, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là cơ sở để cán bộ - công chức đối chiếu với toàn bộ các công việc của mình từ đó mỗi cán bộ - công chức - viên chức rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

          2. Hàng năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học dựa trên chiến lược này, khi có sự điều chỉnh cần thông qua hội đồng trường, thông qua ban chỉ đạo thực hiện chiến lược và phổ phổ biến công khai trong hội đồng sư phạm.

          3. Mỗi cán bộ - giáo viên - nhân viên, các bộ phận, các đoàn thể, các tổ chuyên môn đều phải có bản tự đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đề ra giải pháp cho những năm sau.

 

PHẦN VI. KẾT LUẬN

       Trước sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập quốc tế. Trước tiên mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải có nhận thức sâu sắc: cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin đồng thời xác định rõ phát triển kinh tế tri thức là một trong những mấu chốt để phát triển kinh tế, xã hội, đưa đất nước Việt Nam ngày càng giầu -  mạnh. Vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra các yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến mọi lĩnh vực xã hội, trong đó có giáo dục. Từ các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội dẫn đến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách người lao động (người công dân toàn cầu) nên đòi hỏi chất lượng và hiệu qủa giáo dục ngày càng cao. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá, quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng (Trong đó có nhà trường phổ thông) là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đặc biệt hơn nữa, trường THCS Ngọc Kỳ lại là đơn vị trường ở vùng khó khăn, kinh tế-  xã hội chưa phát triển, rất ít doanh nghiệp đến đầu tư tại xã, cơ sở vật chất còn thiếu và không đồng bộ, sự đầu tư “nhỏ giọt” về cơ sở vật chất khiến cho trường khó càng thêm khó. Bởi vậy nhà trường xác định trường là “trường vượt khó”. Tuy khó khăn nhưng thầy và trò trường THCS Ngọc Kỳ quyết tâm “vượt khó” để xây dựng trường trở thành nơi đặt “niềm tin” của mọi thế hệ học sinh.

Trên đây là bản kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Chúng tôi kính trình đến các cấp lãnh đạo, quý PHHS biết để hỗ trợ trường chúng tôi thực hiện thành công chiến lược. Trường THCS Ngọc Kỳ kêu gọi toàn thể cán bộ - giáo viên - nhân viên, học sinh, nhân dân, phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể chính trị, các cá nhân có hảo tâm, các doanh nghiệp hãy hỗ trợ cho trường THCS Ngọc Kỳ thực hiện được chiến lược này./.

Nơi nhận:
-  PGD; Đảng ủy, UBND, UBMTTQ xã;
-   Chi bộ; các đoàn thể;
-   Cán bộ, giáo viên, nhân viên;
-   Niêm yết tại văn phòng;

-   Lưu: VT.

 

 

              HIỆU TRƯỞNG

 

 

                              Trịnh Thị Hiên

 

XÁC NHẬN

CỦA CHI BỘ NHÀ TRƯỜNG

PHÊ DUYỆT

CỦA PHÒNG GIÁO DỤC TỨ KỲ

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ giai đoạn 2016 -2017. Trường Ngọc Kỳ được thành lập 9/1960. Đến năm 1962-1963 trường mới chính thức tách ra học riêng . Đến năm 1993 trường ... Cập nhật lúc : 15 giờ 50 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ giai đoạn 2016 -2017. Trường Ngọc Kỳ được thành lập 9/1960. Đến năm 1962-1963 trường mới chính thức tách ra học riêng . Đến năm 1993 trường ... Cập nhật lúc : 15 giờ 50 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ Giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo về trinh độ Cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng học sinh đảm ... Cập nhật lúc : 15 giờ 35 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ Giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo về trinh độ Cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng học sinh đảm ... Cập nhật lúc : 15 giờ 31 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ Giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo về trinh độ Cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng học sinh đảm ... Cập nhật lúc : 15 giờ 29 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ Giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo về trinh độ Cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng học sinh đảm ... Cập nhật lúc : 15 giờ 29 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ Giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo về trinh độ Cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng học sinh đảm ... Cập nhật lúc : 15 giờ 29 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ Giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo về trinh độ Cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng học sinh đảm ... Cập nhật lúc : 15 giờ 29 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ Giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo về trinh độ Cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng học sinh đảm ... Cập nhật lúc : 15 giờ 29 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Chiến lược phát triển trường THCS Ngọc Kỳ Giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo về trinh độ Cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng học sinh đảm ... Cập nhật lúc : 15 giờ 29 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
123